Du học Nhật Bản tự túc nên hay không?

Hiện nay, du học Nhật Bản đang được rất nhiều bản trẻ và phụ huynh quan tâm. Nhưng, không phải bạn nào cũng đủ điều kiện để xin được các suất học bổng của chính phủ, các tổ chức hoặc các trường tại Nhật. Vì vậy, hình thức du học tự túc đang là lựa chọn tối ưu nhất. Trong bài viết này, TAMAGO sẽ phân tích việc du học Nhật Bản tự túc có nên hay không, để bạn tìm hiểu và quyết định nhé!

1. Du học Nhật Bản tự túc là gì?

Du học Nhật Bản tự túc bạn có thể hiểu theo đúng nghĩa của từ “tự túc”. Tức là bạn sẽ phải tự chi trả 100% chi phí học tập, ăn ở, đi lại và sinh hoạt trong suốt quá trình học. Đây là hình thức du học mà bạn hoàn toàn tự túc và không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về chi phí từ các gói học bổng của chính phủ, các tổ chức hoặc các trường tại Nhật.

Khởi nguồn ước mơ du học Nhật Bản cùng TAMAGO
Khởi nguồn ước mơ du học Nhật Bản cùng TAMAGO

Vì vậy, khi bạn tham gia chương trình du học Nhật Bản theo hình thức tự túc này. Điều kiện tiên quyết để được tham gia là bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của bản thân hoặc gia đình có thể lo được cho bạn trong suốt quá trình học tập tại Nhật.

2. Những ưu điểm và hạn chế của du học tự túc Nhật Bản

2.1. Ưu điểm

– Đơn giản, nhanh chóng và ít cạnh tranh hơn việc xin học bổng;
– Có quyền lựa chọn ngành học, trường học phù hợp nhất;
– Tự do chọn nơi ở thích hợp với khả năng tài chính của bản thân;
– Được phép đi làm thêm, vừa học vừa làm sẽ rèn luyện cho bạn thêm nhiều kỹ năng sống;
– Giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và biết cách quản lý thời gian tốt nhất;
– Nâng cao tính tự lập của bản thân.

2.2. Hạn chế

– Tự chi trả tất tần tật chi phí học tập, ăn ở, đi lại và sinh hoạt;
– Chi phí ăn ở, sinh hoạt khá đắt đỏ so với Việt Nam;
– Áp lực học tập, cuộc sống khiến bạn dễ chán nản nếu không có tính kiên trì.

3. Du học tự túc ở “đất nước mặt trời mọc” cần điều kiện gì?

3.1. Điều kiện cơ bản

– Nam, nữ có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi;
– Sức khỏe tốt, không nói ngọng, mắt lác, không mắc các bệnh truyền nhiễm (*), săm trổ diện tích lớn, dị tật,…;
– Không có tiền án tiền sự, không nằm trong danh sách cấm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Không có người thân lao động bất hợp pháp tại Nhật.

(*) Các bệnh truyền nhiễm ví dụ như: Lao phổi, HIV, H5N1, H7N9,… Có nhiều bệnh vẫn có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiến hành điều trị dứt điểm để tránh đánh mất cơ hội.

Xem thêm: Bị viêm gan B có đi du học Nhật Bản được không?

3.2. Học tập

– Tốt nghiệp THPT trở lên hoặc đã và đang học tại các Trường TC – CĐ – ĐH;
– Điểm trung bình 3 năm THPT (GPA) đạt tối thiểu 6.0;
– Không môn nào dưới 4.0;
– Hạnh kiểm đạt loại khá trở lên;
– Số buổi nghỉ học trong 3 năm không quá 20 buổi;
– Thời gian trống không quá 3 năm kể từ khi tốt nghiệp;
– Có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N5.

3.3. Tài chính

3.3.1. Tổng chi phí du học tự túc Nhật Bản

Tổng chi phí du học tự túc Nhật Bản rơi vào khoảng 200 – 250 triệu đồng (tùy vào từng trường, chuyên ngành và vùng bạn chọn). Chi phí này đã bao gồm tất cả chi phí tại Việt Nam và Nhật Bản cho năm học đầu tiên. Trong đó:

– Chi phí tại Việt Nam (khoảng 50 – 60 triệu đồng): Học phí học tiếng Nhật, giáo trình, thi năng lực tiếng, xử lý dịch thuật hồ sơ, COE, visa, vé máy bay, phí dịch vụ,…
– Chi phí tại Nhật Bản (khoảng 150 – 190 triệu đồng): Học phí năm đầu tiên tại trường tiếng, ký túc xá 3 tháng hoặc 6 tháng, bảo hiểm 1 năm, sinh hoạt phí,…

3.3.2. Chứng minh tài chính

Để du học Nhật Bản tự túc bạn cần phải chứng minh khả năng tài chính. Để chắc chắn rằng bản thân hoặc gia đình có đủ khả năng chi trả chi phí học tập, ăn ở, đi lại và sinh hoạt trong suốt quá trình học. Có 2 cách chứng minh tài chính, đó là:

* Chứng minh bằng sổ tiết kiệm:
– Giấy xác nhận tài khoản có ít nhất là 500 triệu đồng;
– Ngày mở sổ trước khi nộp hồ sơ tối thiểu là 3 tháng.

* Chứng minh bằng người bảo lãnh:
– Hợp đồng lao đồng của người bảo lãnh phải trên 3 năm. Mức lương cụ thể từ 250 – 300 triệu đồng/ năm;
– Giấy xác nhận số dư tài khoản người bảo lãnh;
– Giấy xác nhận mối quan hệ của học sinh và người bảo lãnh;
– Bản kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân, xác nhận đóng BHXH đầy đủ.

Xem thêm: Điều kiện du học Nhật Bản năm 2022

4. Chi phí du học tự túc tại Nhật Bản năm 2022

4.1. Học phí

Khi tham gia chương trình du học tự túc, bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn tại Nhật:

– Giai đoạn 1 (*): Bạn sẽ được học tiếng Nhật nâng cao tại trường Nhật ngữ trong khoảng 1 đến 2 năm. Thời gian bạn học ngắn hay dài sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và năng lực tiếng của bạn. Nếu bạn học tiếng tốt, tiếp thu nhanh, có thể bạn chỉ cần khoảng thời gian 1 năm để đạt được chứng chỉ N3 ~ N2 và bắt đầu chuyển lên học chuyên môn (giai đoạn 2).

+ Học phí năm đầu tiên: Đã được tính trong tổng chi phí du học tự túc Nhật Bản tại mục 3.3.1 khi bạn đăng ký tại Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản.

+ Học phí năm tiếp theo: Học phí rơi vào khoảng 540.000 Yên/năm – 660.000 Yên/năm (tùy vào từng trường Nhật ngữ bạn chọn).

(*) Đối với trường hợp bạn đã có chứng chỉ N3 ~ N2 tại Việt Nam: Dù bạn đã đạt bất cứ trình độ tiếng nào, thì khi sang Nhật bạn vẫn phải học tại trường Nhật ngữ từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, bạn mới được chuyển lên học Senmon hoặc Đại học.

– Giai đoạn 2: Sau khi đã tốt nghiệp trường Nhật ngữ (đã có chứng chỉ N3 ~ N2), bạn bắt đầu chuyển lên học tại các trường Senmon (trường dạy nghề/ cao đẳng nghề) hoặc Đại học. Một số trường sẽ yêu cầu thi EJU.

+ Trường Senmon (2 năm): Khoảng 700.000 – 900.000 Yên/ năm.
+ Trường Đại học Quốc lập và Công lập (4 – 5 năm tùy ngành): Khoảng 540.000 Yên/ năm.
+ Trường Đại học Dân lập lập (4 – 5 năm tùy ngành): Khoảng 875.000 – 3.700.000 Yên/ năm.

4.2. Ăn uống

Số tiền hàng tháng du học sinh Nhật Bản chi tiêu cho việc ăn uống sẽ rơi vào sẽ rơi vào khoảng 20.000 – 30.000 Yên/ tháng. Nếu bạn biết nấu ăn, mua nguyên liệu về tự nấu sẽ tiết kiệm được kha khá ở khoản này.

Du học sinh nên tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí
Du học sinh nên tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí

Trường hợp bạn không nấu ăn mà thường xuyên ăn bên ngoài thì chi phí cho việc ăn uống sẽ vượt hơn 30.000 Yên/ tháng. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên hạn chế ăn bên ngoài, ăn vặt,… các khoản chi phí này hàng tháng cũng tiêu tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ.

4.3. Nơi ở

Chi phí nơi ở sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn ở ký túc xá của trường hay thuê nhà trọ ở ngoài. Chi phí ở ký túc xá khoảng 20.000 – 35.000 Yên/ tháng (tùy vào trường bạn chọn). Chi phí thuê nhà trọ bên ngoài khoảng 40.000 – 60.000 Yên/ tháng (tùy vào khu vực bạn thuê). Khi thuê nhà trọ, bạn nên ở ghép 2 – 3 người quen và chia tiền nhà, ga, điện, nước,… để tiết kiệm chi phí.

Phòng trọ của du học sinh
Phòng trọ của du học sinh

Hàng tháng bạn còn phải chi trả thêm các khoản phí tiêu thụ hàng tháng như tiền điện (khoảng 3.500 Yên), nước (khoảng 2.000 Yên), gas (khoảng 1.500 Yên), internet (khoảng 2.000 Yên), điện thoại (khoảng 2.000 Yên). Ngoài ra, khi thuê nhà ở ngoài, bạn có thể trả thêm các khoản tiền khác liên quan như tiền đặt cọc, môi giới nhà trọ,…

4.4. Phương tiện đi lại

Xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến của du học sinh
Xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến của du học sinh

Du học sinh tại Nhật chủ yếu lựa chọn tàu điện ngầm, xe đạp, xe bus để làm phương tiện đi lại vì tiết kiệm chi phí. Tàu điện ngầm có giá vé khoảng 500 Yên cho 30 phút đi tàu. Xe bus có giá khoảng 200 Yên/ lượt. Cuối cùng là xe đạp với mức giá tầm 10.000 Yên/ chiếc.

5. Tính khả thi khi du học Nhật Bản hình thức tự túc

5.1. Việc làm thêm

Du học sinh Nhật Bản được phép đi làm thêm 4 giờ/ngày (tối đa 28 giờ/tuần) trong kỳ học và 8 giờ/ngày (tối đa 40 giờ/tuần) trong kỳ nghỉ. Mức lương dao động từ 950 Yên – 1.350 Yên/giờ (cập nhật năm 2021).

– Khu vực Tokyo mức lương từ 1.100 – 1.350 Yên/giờ;
– Khu vực Yokohama, Osaka mức lương từ 1.100 – 1.250 Yên/giờ;
– Khu vực Fukuoka mức lương từ 950 – 1.100 Yên/giờ;
– Khu vực Kobe và Nagoya từ 1000 – 1.150 Yên/giờ.

Một số công việc làm thêm mà du học sinh thường lựa chọn:

– Làm việc trong siêu thị;
– Phân loại hàng hoá;
– Phục vụ ở các nhà hàng;
– Bán hàng;
– Làm việc trong các xưởng cơm hộp, xưởng bánh ngọt;
– Làm việc trong các công ty bưu phẩm;
– Phục vụ ở các cửa hàng thức ăn nhanh;
– Làm việc trong các trung tâm vui chơi giải trí, thể thao…

Du học sinh làm việc tại siêu thị
Du học sinh làm việc tại siêu thị

Lợi ích của việc đi làm thêm:

– Rèn luyện khả năng tiếng;
– Học tập Tác phong – Tư duy – Kỹ năng của người Nhật;
– Tăng cường các mối quan hệ xã hội;
– Tự đảm bảo khả năng tài chính: học phí, ăn, ở, đi lại…

5.2. Bài toán tài chính (tham khảo)

5.2.1. Tiền lương làm thêm hàng tháng

– Theo tuần: 28 giờ/tuần;
– Theo tháng: 28 * 4 = 112 giờ;
– Tiền công mỗi giờ: 950 – 1350 Yên;
– Tiền công hàng tháng: 106.400 – 151.200 Yên (khoảng 20 ~ 30 triệu đồng).

5.2.2. Chi phí chi tiêu hàng tháng

– Ăn uống: 20.000 – 30.000 Yên;
– Nhà ở: 20.000 – 35.000 Yên;
– Chi phí sinh hoạt: 15.000 – 20.000 Yên;
– Chi tiêu hàng tháng: 55.000 – 85.000 Yên;
– Tiệt kiệm hàng tháng: 50.000 – 60.000 Yên (khoảng 10 ~ 12 triệu đồng).

5.2.3. Tiết kiệm hàng tháng trong kỳ học

– Tiệt kiệm hàng tháng: 50.000 – 60.000 Yên (khoảng 10 ~ 12 triệu đồng).
– Tiết kiệm trong kỳ học (9 tháng): 450,000 – 540.000 Yên (khoảng 90 ~ 108 triệu đồng).

5.2.4. Tiết kiệm trong kỳ nghỉ

– Theo tuần: 40 giờ/tuần;
– Theo tháng: 40 * 4 = 160 giờ;
– Tiền công hàng tháng: 152.000 – 216.000 Yên (khoảng 30 ~ 43 triệu đồng).
– Tiệt kiệm hàng tháng: 97.000 – 131.000 Yên (khoảng 19 ~ 26 triệu đồng).
– Tiết kiệm trong kỳ nghỉ (3 tháng): 291.000 – 393.000 Yên (khoảng 58 ~ 80 triệu đồng). Khoản tiền tiết kiệm này cùng với khoản tiền đi làm thêm tiết kiệm trong kỳ học sẽ dùng để đóng học phí cho năm học sau.

Xem thêm: Tiêu chí chọn trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín

6. Du học Nhật Bản tự túc nên hay không?

Học viên du học Nhật Bản tại trung tâm TAMAGO
Học viên du học Nhật Bản tự túc tại trung tâm TAMAGO

Qua bài viết này, chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không? Loại hình du học này đang được phần lớn các bạn du học sinh lựa chọn vì tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, hình thức du học này chắc chắn không phù hợp với những bạn thiếu tính tự lập và dễ bị sốc khi sống ở một nơi xa lạ. Nhưng nếu bạn là một người muốn thử sức bản thân, có tính kiên trì thì ngại gì mà không thử đúng không nào.

7. Một số lưu ý khi du học Nhật Bản tự túc năm 2022

Hiện tại, tình hình diễn biến phức tạp dịch Covid-19 đã khiến du học sinh nước ngoài không thể đến Nhật. Nhưng đây chỉ là khó khăn tạm thời, Nhật Bản đã và đang kiểm soát dịch bệnh rất tốt và chuẩn bị đón sinh viên nước ngoài trở lại học tập. TAMAGO tin rằng khó khăn này không thể khiến bạn từ bỏ ước mơ được học tập và làm việc tại Nhật Bản. Hãy lạc quan và cố gắng hết mình nhé.

– Đối với học viên du học còn ở Việt Nam: Các bạn nên tận dụng thời gian này để học tập, nâng cao và hoàn thiện kỹ năng, trình độ Nhật ngữ. Chịu khó học online, ôn luyện lại kiến thức đã được học trước đó tại trung tâm. Thường xuyên cập nhật tình hình, thông tin về Nhật Bản. Giữ liên lạc với thầy cô, bạn bè cùng lớp để giữ nhiệt huyết, năng lượng tích cực cho nhau. Duy trì được mục tiêu và kế hoạch du học đã đề ra ban đầu.

– Đối với những bạn du học sinh đang ở Nhật: Các bạn cần giữ bình tĩnh, tránh hoang mang, lo lắng quá mức, hoặc tìm cách về lại Việt Nam. Vì hiện tại, dịch bệnh đang bùng phát trên toàn cầu. Do đó, dù ở Nhật hay Việt Nam thì các bạn cũng phải hết sức bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe, thực hiện tốt theo những khuyến cáo y tế, cùng chung tay phòng tránh và đẩy lùi dịch bệnh.

Trên đây là những thông tin giải đáp để giúp các bạn trả lời câu hỏi có nên du học Nhật Bản tự túc hay không. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có hiểu rõ hơn về loại hình du học Nhật hiện đang được phần lớn các bạn trẻ lựa chọn. Chúc các bạn thành công nha!

Cảm nghĩ của bạn về bài viết
+1
0
+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Mã QR chia sẻ bài viết này
QR: Du học Nhật Bản tự túc nên hay không?
Tìm thông tin du học Tìm khóa học Đăng ký tư vấn Liên hệ Zalo Liên hệ Messenger Tìm đường
Website TAMAGO sử dụng cookie hoặc các công nghệ tương tự, để nâng cao trải nghiệm của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web, bạn đã đồng ý với các điều khoản của chúng tôi.