Đặc trưng nền ẩm thực Nhật Bản không thể không kể về rượu Sake. Sake được coi như đồ uống mang tầm quốc gia tại Nhật và vang danh thế giới.
1. Nguồn gốc của món rượu đặc trưng ẩm thực Nhật Bản
Nguồn gốc của rượu Sake không quá rõ ràng. Năm 713 hoặc muộn hơn, người dân dùng gạo và nước ủ hơn một đêm đến khi có mùi rượu rồi đem ra uống. Và theo tính chất loại rượu mà họ ủ được thì họ gọi thứ đó là Kuchikami no sake.
Đến cuối thế kỷ 12 thì rượu Sake mới dần dần trở thành thứ đồ uống quen thuộc được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong tầng lớp bình dân. Từ thời xa xưa, người Nhật đã vô cùng trân trọng Sake và xem nó khác xa với các loại thức uống thông thường khác.
Xem thêm: Các món ăn của Nhật dễ làm nhất
2. Quy trình chế biến rượu Sake
Vì người dân muốn lưu giữ nét truyền thống của loại rượu đặc biệt này nên hầu như họ vẫn giữ nguyên quy trình sản xuất rượu sau mấy trăm năm. Sake là loại rượu được lên men từ gạo, quy trình sản xuất của nó gần giống bia. Nhưng đối với sản xuất rượu Sake thì quá trình hoán chuyển từ tinh bột thành đường và từ đường tạo ra cồn sẽ xảy ra liên tục.
Rượu Sake thường sẽ có nồng độ cồn khoảng 18-20%. Và sau khi pha thêm nước vào nồng độ cồn sẽ giảm còn 15%.
3. Các loại Sake khác nhau
Rượu Sake ở Nhật được chia làm 4 loại cơ bản: Daiginjo, Ginjo, Junmai, và Honjozo.
– Daiginjo
Sake được ủ từ gạo, nước, men và koji và hạt gạo được xay nát tới 50%, tỉ mỉ từng công đoạn. Vì vậy đây là loại Sake hạng nhất của Nhật Bản.
– Honjozo
Honjozo không ngọt, thanh nhẹ và thơm hơn so với Junmai. Được ủ từ gạo tỉ lệ xay sát 30% với nước tinh khiết, men Koji và men bia. Người ta thêm một chút rượu chưng cất vào giai đoạn cuối để tạo ra nhiều hương vị và mùi thơm khác nhau.
– Junmai
Được ủ bằng gạo nguyên chất, nước, men, koji và không được thêm cồn chưng cất vào. Loại Sake này khá mạnh và phù hợp với nhiều món ăn.
– Ginjo
Gạo của Ginjo phải được xay trắng tới 60% ủ cùng nước, men và koji. Có hương vị thơm và nhẹ.
Xem thêm: Osechi Ryori – Món ăn ngon Nhật Bản đặc trưng ngày Tết
4. Cách thưởng thức đúng chuẩn món rượu đặc trưng ẩm thực Nhật Bản
Sake có rất nhiều cách thức uống như uống nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo từng loại sake. Thường thì vào mùa Đông, người Nhật hay uống sake nóng. Tuy nhiên có nhiều loại Sake đặc biệt chỉ thưởng thức khi lạnh.
4.1. Vật dụng chứa Sake
Sake thường được đựng trong các chai thủy tinh dung tích 0,5 lít hay 1,7 lít và được bán trong các cửa hàng hoặc siêu thị. Còn Sake nóng thường được đựng trong loại bình gốm nhỏ và dùng loại chén nhỏ để thưởng thức.
Người Nhật sẽ dâng cúng rượu lên thần linh sau đó mới thưởng thức theo phong tục tập quán từ xưa. Để dâng cúng thần linh thì rượu Sake sẽ đựng trong loại bình màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự thiêng liêng. Và ở các chùa, đền hoặc các quán rượu truyền thống Nhật Bản, sake sẽ được đựng trong các thùng to.
4.2.Chén để uống sake
Có nhiều loại chén để uống Sake. Nhưng nếu mang tính truyền thống và trang trọng, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai. Trang trọng và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ có hình vuông như 1 chiếc hộp gọi là masu. Còn khi ở trong gia đình, sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
5. Rượu Sake kết hợp với các món ăn nào?
– Loại rượu nhẹ như là daiginjo hoặc honjozo thích hợp nhất khi kết hợp cùng Sushi hoặc Sashimi. Và vì Honjozo là loại rượu khá nhẹ nên sẽ sẽ được thưởng thức cùng món khai vị. Junmai có vị chua nhẹ nên rất tuyệt nếu được dùng cùng với các món rán như cá dán, tempura hoặc các món thịt nướng.
6. Tại sao nói rượu Sake là đặc trưng của nền ẩm thực Nhật Bản
Rượu Sake được coi như quốc tửu của Nhật Bản. Và thời xưa thì Sake vốn không phải dành cho tầng lớp bình dân mà chỉ được phục vụ cho hoàng gia, vua chúa lớn hoặc trong các lễ hội tôn giáo. Sake còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi hàm lượng chất béo thấp, giảm được sự tích tụ cũng như mảng bám động mạch, tốt cho hệ tiêu hóa.
7. Cách bảo quản rượu Sake
Rượu sake rất dễ bị ảnh hưởng hương vị từ ánh sáng, nhiệt độ, độ rung và oxy hóa. Nên cách tốt nhất để lưu trữ Sake là bọc rượu bằng giấy báo sau đó cho vào tủ lạnh sẽ giúp Sake giữ được mùi vị, màu sắc và hương thơm. Tuy nhiên thì rượu Sake nên được uống càng sớm càng tốt để thưởng thức trọn hương vị thơm ngon của món đồ uống trang trọng này.
8. Các loại rượu truyền thống khác ở Nhật
– Sochu
Sochu được sản xuất đầu tiên ở vùng Kyshu được làm từ gạo, khoai tây hoặc lúa mạch. Nồng độ cồn của Sochu lên đến 25% và theo đó thì hương vị của Sochu rất tuyệt.
– Umeshu
Đây là loại rượu trái cây nên độ cồn khá thấp chỉ từ 10-15%. Loại này có vị ngọt ngào rất hợp với những bạn có tửu lượng không cao hoặc không thích rượu mạnh.
– Amazake
Amazake được làm từ các loại ngũ cốc như lúa mạch, gạo, xôi nếp thanm,… Rượu này còn gọi là rượu ngọt, được xem như thần dược của người Nhật Bản. Bởi nó như nước tăng lực, giúp sảng khoái tinh thần và chứa không quá nhiều calo.
– Awamori
Rượu trắng được làm từ gạo Indica với độ cồn tầm 30%. Một số loại awamori nồng độ cồn có thể cao tới 60%. Awamori còn được dùng để ngâm loài rắn habu thành rượu habu.
Rượu Sake dù uống nóng hay lạnh thì đều có thể cảm nhận được vị gạo nhè nhẹ cùng mùi thơm nồng nàn. Nếu có dịp sang đất nước mặt trời mọc thì bạn đừng bỏ qua việc thưởng thức Sake cùng các món ăn ngon bạn nhé.