Các món ăn ở Nhật không thể thiếu trong các dịp lễ hội

Các món ăn ở Nhật sau đây luôn xuất hiện theo từng lễ hội trong năm tại Nhật. Mang trong mình ý nghĩa đặc trưng của ngày lễ đấy.

Ở nhật, hằng năm có rất nhiều sự kiện lễ hội diễn ra. Theo đó cũng có các món ăn đặc trưng mang ý nghĩa khác nhau cho từng dịp lễ. Những món ăn như thay cho lời cầu nguyện mà người xưa cũng thường làm. Khi tham gia các lễ hội và thưởng thức món ăn truyền thống tại Nhật. Bạn sẽ cảm nhận được văn hóa ẩm thực của đất nước mặt trời mọc như một người bản địa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa những món ăn cũng như ý nghĩa của từng lễ hội ở Nhật có gì đặc sắc nhé.

1. Bánh Hishi mochi (ngày 3/3)

Bánh Hishi Mochi
Bánh Hishi Mochi

Món bánh này là được thưởng thức vào dịp lễ hội Hina Matsuri – ngày lễ của các bé gái ở Nhật. Ngày này, người Nhật sẽ mang các búp bê bằng giấy rồi thả ra sông để đem những bệnh tật của con gái mình. Bánh Hichi mochi thường sẽ có ba lớp ba màu giống như ba mùa trong năm. Theo thứ tự màu trên cùng sẽ là màu hồng, tượng trưng cho sự tươi mới của hoa anh đào. Ở giữa là màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết hoặc các bông tuyết vào mùa đông. Màu xanh lá dưới cùng tượng trưng cho sự mát mẻ, tươi tắn của mùa hè. Bánh có hình dáng kim cương và hương vị nhẹ nhàng ngọt ngào.

Xem thêm: Sushi – món ăn truyền thống của Nhật Bản “lừng danh” cả thế giới

2. Chirashizushi (ngày 3/3) – các món ăn ở Nhật xuất hiện quanh năm

Chirashi sushi một món sushi rất phổ biến của người Nhật
Chirashi sushi một món sushi rất phổ biến của người Nhật

Ngoài món bánh Hishi mochi được nêu trên thì Chirashizushi cũng là món ăn phải có trong lễ hội Hina Matsuri. Vị của món này cũng giống với món Sushi mà chúng ta đã biết. Chỉ khác là thay vì cuộn như Sushi thông thường. Thì người Nhật sẽ cho cơm vào tô rồi trang trí các nguyên liệu thịt, cá, hải sản, rau củ lên đầy tô. Món ăn này có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Đồng thời cũng chứa khá nhiều nhiều dinh dưỡng và rất dễ làm.

3. Mì Soumen lạnh (ngày 7/7)

Mì Soumen lạnh
Mì Soumen lạnh

Lễ Thất Tịch – ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hằng năm. Nếu như ở Việt Nam, các bạn trẻ thường nói với nhau rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày này có thể tìm được một nửa của mình. Hoặc cho tình yêu đôi lứa thêm nồng nàn và bền lâu. Thì ở Nhật, mì soumen lạnh là món ăn đặc biệt vào ngày này. Vì những sợi mì giống với sợi tơ của công chúa dệt vào những ngày chờ chồng. Và món này cũng khá hợp ăn vào mùa hè khi được dùng lạnh.

4. Shoujin Ryouri (ngày 14,15/8) – một trong các món ăn ẩm thực chay truyền thống ở Nhật

Ẩm thực chay Nhật Bản phong phú đa dạng.
Ẩm thực chay Nhật Bản phong phú đa dạng.

Đây là món ăn chay Nhật Bản hay còn gọi là ẩm thực Phật giáo. Người Nhật thường chuẩn bị món này vào ngày lễ Obon (Vu Lan). Shoujin Ryouri gồm có cơm hoặc súp miso, ăn kèm với rau củ quả hoặc các loại đậu, ngũ cốc. Sự kết hợp trong món Shoujin Ryouri có lợi cho việc cân bằng dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

5. Bánh Kagami Mochi (ngày 11/1)

Bánh Kagami mochi và sự kiện Kagami Biraki vào ngày Tết Nhật Bản
Bánh Kagami mochi và sự kiện Kagami Biraki vào ngày Tết Nhật Bản

Một loại bánh giầy truyền thống ở Nhật có hình dạng giống với chiếc gương thời xưa. Thường được dùng làm đồ trang trí năm mới cúng các vị thần phật, vị thần ngũ cốc. Bánh được làm từ bột gạo, là lễ vật không thể thiếu vào năm mới trong các gia đình Nhật. Kagami Mochi là từ chiếc bánh mochi hình tròn nhỏ chồng lên chiếc bánh mochi hình tròn lớn, trên đỉnh đặt một quả cam. Như để cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

6. Bánh Kashiwa Mochi (ngày 5/5) – một trong các món ăn ngọt truyền thống ở Nhật

Kashiwa Mochi - Bánh gạo của trẻ thơ
Kashiwa Mochi – Bánh gạo của trẻ thơ

Kashiwa mochi là bánh ngọt được ăn vào ngày Tango No Sekku – ngày của các bé trai tại Nhật. Đây là loại bánh giầy làm bằng bột gạo uruchi. Có hình dạng tròn phẳng chia thành hai phần: ở giữa là đậu, bọc bên ngoài là lá cây sồi hoặc lá tì giải. Và nó mang ý nghĩa tượng trưng cho ý chí quyết tâm vươn lên mọi khó khăn, thử thách, đứng vững vàng như một cây sồi của các đấng nam nhi. Bánh có vị ngọt ngọt, thơm ngon và dai dai của bột được nấu vừa chín. Rất hợp khẩu vị của các bạn thiếu nhi.

Xem thêm: 10 cách học từ vựng tiếng Nhật nhanh và hiệu quả nhất

7. Mì Toshikoshi Soba (đêm giao thừa)

Mì Toshikoshi Soba
Mì Toshikoshi Soba

Ở xứ sở mặt trời có phong tục truyền thống khá độc đáo từ thời Edo đến nay. Đó là ăn mì Toshikoshi Soba vào đêm giao thừa. Vì sợi mì dài biểu tượng của sự trường thọ. Và so với các loại mì khác thì cọng mì của Soba khá dai nhưng cũng dễ cắn đứt, như việc chia tay năm cũ và chào đón năm mới. Mì soba có hai loại đó là soba nóng ăn chung với nước dùng và soba nguội sẽ ăn bằng cách nhúng mì vào nước sốt. Người ta cũng sẽ cho thêm nhiều đồ ăn kèm vào như để có thêm nhiều may mắn vào năm mới. Thông thường, sẽ là hành lá hoặc đậu phụ chiên, vì chúng mang nghĩa tốt lành và thịnh vượng.

Trên đây là thông tin về các món ăn đặc biệt được thưởng thức trong các dịp lễ hội ở Nhật. Nếu bạn có thể đến Nhật vào ngày lễ và thưởng thức món đặc trưng của ngày lễ đó thì quá tuyệt phải không nào. Vì có vài món ăn chỉ có vào các ngày lễ, chứ không được dùng quanh năm. Văn hóa Nhật Bản có rất nhiều điều thú vị và mới lạ mà rất khó để có thể khám phá được hết. Bởi văn hóa ẩm thực Nhật Bản luôn đem đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác cho các du khách. Và hầu hết du khách sang Nhật Bản đều coi đây là một hành trình thú vị và khó quên.

Cảm nghĩ của bạn về bài viết
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Mã QR chia sẻ bài viết này
QR: Các món ăn ở Nhật không thể thiếu trong các dịp lễ hội
Tìm thông tin du học Tìm khóa học Đăng ký tư vấn Liên hệ Zalo Liên hệ Messenger Tìm đường
Website TAMAGO sử dụng cookie hoặc các công nghệ tương tự, để nâng cao trải nghiệm của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web, bạn đã đồng ý với các điều khoản của chúng tôi.