Tại sao người Nhật không xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm?

Người Nhật cầu kỳ, cẩn thận và kỹ tính, việc đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, thậm chí là từ việc bố trí nhà vệ sinh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm để tiết kiệm diện tích. Nhưng ở Nhật lại hoàn toàn ngược lại, rất hiếm thấy nhà vệ sinh xây tích hợp với nhà tắm. Cho dù đó là những căn hộ rất nhỏ. Nếu có, đó là những ngôi nhà đã được xây dựng rất lâu mà không có điều kiện sửa chữa. Cách thiết kế không gian riêng tư ở Nhật có nhiều điểm đặc biệt để chủ nhà có được cảm giác thoải mái nhất.

* Lý do người Nhật tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm:

1. Do truyền thống văn hóa của người Nhật

– Nước Nhật có tốc độ phát triển kinh tế, hiện đại hóa rất nhanh nhưng người dân vẫn giữ nhiều nét truyền thống. Một trong số đó chính là việc tách biệt khu vệ sinh.

– Nhật Bản được biết đến là đất nước có nền văn hóa độc đáo và khác biệt. Người Nhật cầu kỳ, cẩn thận và kỹ tính, việc đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, thậm chí là từ việc bố trí nhà vệ sinh.

Người Nhật luôn coi phòng tắm là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn...
Người Nhật luôn coi phòng tắm là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn…

– Theo quan niệm của người Nhật, nhà tắm là nơi cực kì sạch sẽ. Đây không chỉ là nơi để tắm mà còn để thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần. Nhà vệ sinh là nơi bài tiết, là nơi xú uế, tồn đọng nhiều chất thải, chất bẩn. Do đó, hai khu này phải hoàn toàn tách biệt nhau.

Xem thêm: Du học Nhật Bản và những điều du học sinh cần ghi nhớ

2. Người Nhật tách nhà vệ sinh với nhà tắm để giữ gìn vệ sinh

– Phòng bệnh, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm do vi khuẩn có trong nhà vệ sinh gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, việc giật nước xả bồn cầu sau khi đi vệ sinh có thể sẽ khiến các vi khuẩn trong chất thải bắn ra khỏi phạm vi diện tích bồn cầu. Khi đó, tường xung quanh, khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm… đều có thể trở thành nơi ký sinh mới của vi khuẩn.

Bàn chải đánh răng, khăn mặt đặt gần bồn cầu dễ nhiễm vi khuẩn
Bàn chải đánh răng, khăn mặt đặt gần bồn cầu dễ nhiễm vi khuẩn

– Ở Nhật, họ luôn phân biệt dép đi trong nhà và dép đi trong khu vệ sinh. Bạn nên tránh việc đi lẫn lộn hai loại dép này khi tới chơi nhà người Nhật.

3. Tiện lợi trong sinh hoạt

– Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm và nhà vệ sinh như một cách tận hưởng cuộc sống. Nên họ thường bố trí nhà vệ sinh xa khu nhà chính, thường là ở giữa vườn tĩnh mịch hay cuối hành lang.

Tách riêng để không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác
Tách riêng để không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác

– Việc tách riêng nhà tắm và nhà vệ sinh có nhiều thuận tiện. Giúp người sử dụng có nhiều thời gian và không gian hơn, kín đáo, không cập rập, gấp gáp. Đặc biệt là không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác. Do đó, sẽ không có chuyện một người đang tắm bị một người muốn đi vệ sinh hối thúc.

4. Xây riêng nhà vệ sinh với nhà tắm để đảm bảo an toàn

– Hiện nay có đến 80% các gia đình ở Nhật Bản trang bị thiết bị vệ sinh hiện đại. Những chiếc bồn cầu thông minh nhất thế giới với phần bệ ngồi có hệ thống sưởi ấm, phun rửa tự động. Đồng thời, người Nhật vẫn luôn không ngừng nghiên cứu để cải tiến thiết bị này.

– Bồn cầu hiện đại với nhiều tính năng và tiện ích nên được sử dụng như một thiết bị điện. Điều này yêu cầu không gian trong nhà vệ sinh cần tuyệt đối khô ráo để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.

Người Nhật trang trí nhà vệ sinh như một căn phòng thu nhỏ
Người Nhật trang trí nhà vệ sinh như một căn phòng thu nhỏ

– Giữ nhà vệ sinh khô ráo cho phép người Nhật trang trí cho không gian thư giãn này đặc sắc hơn. Chúng được trang trí như một căn phòng nhỏ. Có thể trồng những chậu cây xanh hay thậm chí kê cả kệ sách báo vào vừa giải quyết nỗi buồn vừa đọc sách.

Qua bài viết này, bạn có ý định sẽ tách riêng nhà tắm và nhà vệ sinh giống người Nhật không? Hãy cho TAMAGO biết ở phần bình luận nhé!

Cảm nghĩ của bạn về bài viết
+1
0
+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
1
Mã QR chia sẻ bài viết này
QR: Tại sao người Nhật không xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm?
Tìm thông tin du học Tìm khóa học Đăng ký tư vấn Liên hệ Zalo Liên hệ Messenger Tìm đường
Website TAMAGO sử dụng cookie hoặc các công nghệ tương tự, để nâng cao trải nghiệm của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web, bạn đã đồng ý với các điều khoản của chúng tôi.