Du học Nhật Bản và những điều du học sinh cần ghi nhớ

Nhật Bản với nền văn hóa mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Cùng với đó là những quy tắc bạn cần nắm rõ khi đến học tập và làm việc tại đây. Bây giờ, các bạn hãy cùng TAMAGO điểm lại những điều du học sinh cần ghi nhớ khi du học tại Nhật Bản nhé.

1. Lái xe bên trái và đi bộ bên phải

– Ở Nhật, ô tô sẽ di chuyển phía bên trái, khi muốn vượt ô tô khác đi cùng hướng phải vượt phía bên phải. Để phù hợp với hướng di chuyển thì ghế ngồi của tài xế sẽ được thiết kế ở bên phải. Điều này hoàn toàn trái ngược với Việt Nam. Đồng thời, ở Nhật xe máy hay xe đạp cũng đi phía bên trái.

Giao thông ở Nhật Bản là điều mà du học sinh cần lưu ý khi học tập tại Nhật Bản
Giao thông ở Nhật Bản

– Người đi bộ phải đi trên vỉa hè tại bất cứ nơi nào có vỉa hè. Trường hợp không có vỉa hè, người đi bộ phải đi bộ bên phải đường. Đồng thời, phải tuân theo các tín hiệu cho người đi bộ khi băng qua giao lộ có đèn giao thông. Trong luật giao thông, người đi bộ luôn được ưu tiên hơn ô tô và xe đạp. Vì vậy, các bạn du học sinh cần chú ý khi đi bộ và tham gia giao thông tại Nhật Bản nhé.

2. Xếp hàng. Văn hóa đẹp cần tiếp thu khi đến Nhật Bản du học

Người Nhật xếp hàng mua hàng ở siêu thị
Người Nhật xếp hàng mua hàng ở siêu thị

Xếp hàng là một nét đẹp văn hóa của người Nhật. Ở tất cả các nơi, từ cửa hàng đến ga tàu điện ngầm, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Ngay cả trong những giờ cao điểm, khuyến mãi, hỗ trợ thiên tai,… Họ cũng đều xếp hàng nghiêm túc, chờ đến lượt mình mà không gây ồn ào, mất trật tự hay chen lấn.

3. Không nói chuyện và hút thuốc trên phương tiện công cộng

– Tại Nhật, hầu như mọi người ít nói chuyện với nhau trên các chuyến tàu hay xe bus. Họ luôn giữ im lặng và không nói chuyện điện thoại quá lâu khi sử dụng các phương tiện công cộng. Các bạn du học sinh nên đặc biệt lưu ý điều này khi sử dụng các phương tiện công cộng tại Nhật Bản nhé.

Hành khách bên trong tàu điện ngầm ở Nhật
Hành khách bên trong tàu điện ngầm ở Nhật

– Hút thuốc, nói chuyện hay nghe nhạc ầm ĩ là những điều bạn nên tránh. Nếu bạn muốn hút thuốc thì nên đợi khi đến ga và hút thuốc tại các nơi cho phép hút thuốc đã được quy định sẵn.

4. Không muộn giờ hẹn. Đúng giờ là điểm yếu của du học sinh Việt tại Nhật Bản.

– Theo cách hiểu thông thường ở Nhật, “đúng giờ” không có nghĩa là tới điểm hẹn đúng giờ mà cần được hiểu là đến trước ít nhất 10 phút. Đặc biệt, trong trường hợp công việc quan trọng, để tránh xảy ra sự cố khách quan thì nhiều người còn tới điểm hẹn trước từ 30 phút.

Hãy tập thói quen luôn đúng giờ và quý trọng thời gian
Hãy tập thói quen luôn đúng giờ và quý trọng thời gian

– Người Nhật luôn đúng giờ và quý trọng thời gian. Họ rất nghiêm khắc với bản thân về việc đúng giờ, và đó cũng là một cách để tôn trọng mọi người xung quanh. Chính vì vậy, khi bạn có cuộc hẹn với người Nhật nên lưu ý là không muộn giờ, nếu trễ hẹn sẽ dẫn tới sự giảm sút lòng tin.

– Đúng giờ là một trong những điểm yếu của đại đa số du học sinh Việt hiện nay tại Nhật Bản. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá về ý thức học tập của mỗi cá nhân. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen và cách quản lý thời gian biểu một cách khoa học và logic nhé.

5. Không nhận hoặc trao quà, danh thiếp với một tay

– Người Nhật có thói quen tặng quà hoặc trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Bạn nên dùng hai tay để nhận quà hoặc danh thiếp từ đối phương và nói lời cảm ơn. Bạn không nên mở gói quà ngay tại thời điểm nhận mà nên mở khi về đến nhà.

Cách người Nhật trao và nhận danh thiếp
Cách người Nhật trao và nhận danh thiếp

– Ngược lại, khi bạn tặng quà hay khi trao danh thiếp thì nên sử dụng cả hai tay. Trước khi chấp nhận món quà, người Nhật sẽ thể hiện một sự miễn cưỡng nhẹ và họ cũng không bao giờ mở quà trước mặt bạn.

Xem thêm: Cách tìm việc làm thêm ở Nhật Bản dành cho du học sinh

6. Không đùa nghịch với đôi đũa

Văn hóa dùng đũa ở Nhật
Văn hóa dùng đũa ở Nhật

Người Nhật rất tôn trọng và nghiêm túc khi sử dụng đũa. Bạn không nên dùng đũa để chỉ trỏ hay gõ lốc cốc trên miệng bát, đĩa. Trong một bữa ăn cùng người Nhật, mọi hành vi đùa nghịch với đôi đũa sẽ được xem là thiếu tôn trọng họ.

7. Không viết tên bằng mực đỏ. Du học sinh cần lưu ý khi sử dụng mực đỏ ở Nhật Bản

– Nếu bạn có dự định viết thư hay thiệp chúc mừng gửi đến người Nhật thì bạn nên lưu ý, tránh viết tên người bằng bút mực đỏ. Ở Nhật, việc viết tên bằng mực đỏ là điều cấm kị, họ cho rằng màu mực đỏ là mang điềm xấu đối với người nhận.

Không nên viết tên bằng mực đỏ
Không nên viết tên bằng mực đỏ

– Quan niệm viết tên bằng mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. Và không chỉ với người, quan niệm này áp dụng cho cả các nhóm, tổ chức. Chẳng hạn các công ty, doanh nghiệp trong tình trạng sắp phá sản thì tên chủ doanh nghiệp hay tên công ty cũng có thể bị viết bằng mực đỏ.

8. Không nên ăn uống khi đi bộ

– Ở Việt Nam, bạn có thể vừa đi vừa uống một ly trà sữa hay cầm một ổ bánh mì để ăn trên phố một cách thoải mái mà không ai để ý. Nhưng ở Nhật Bản thì điều này là không nên. Người Nhật không thích việc vừa đi, vừa ăn uống kiểu “chân lon ton, mồm nhóp nhép”. Bạn sẽ rất hiếm thấy người Nhật vừa đi vừa ăn uống ngoài đường.

Không nên ăn uống khi đi bộ
Không nên ăn uống khi đi bộ

– Đối với người Nhật, đây là một hành động mang tính thô lỗ, không văn minh. Nếu bạn mua đồ uống từ các máy bán hàng tự động ven đường, bạn nên uống hết tại chỗ, bỏ vỏ lon vào thùng rác rồi hãy đi. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn uống trên tàu điện ngầm.

– Thực tế, vẫn có nhiều nơi được phép ăn uống trên đường phố. Nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen không ăn uống khi đi lại để giữ lịch sự.

9. Không mang giày khi vào nhà, đền, chùa

– Khi vào nhà người Nhật bạn phải cởi bỏ giày và mang dép đi trong nhà. Khi tháo giày bạn phải quay mũi giày ra hướng cửa. Khi vào đền, chùa bạn cũng phải giữ quy tắc này.

Không mang giày khi vào nhà, đền, chùa
Không mang giày khi vào nhà, đền, chùa

– Người Nhật rất quan trọng vấn đề vệ sinh, họ phân biệt luôn cả dép đi trong nhà với dép trong nhà tắm và nhà vệ sinh. Bạn nên tránh việc đi lẫn lộn các loại dép này khi tới chơi nhà người Nhật.

10. Tránh đánh mất sự tập trung khi nói chuyện

– Khi trò chuyện với người đối diện bạn nên thể hiện sự cởi mở và nhìn thẳng mắt đối phương, tránh việc liếc ngang, liếc dọc, đánh mất sự tập trung khi đang nói chuyện.

Tập trung khi nói chuyện hoặc thảo luận công việc
Tập trung khi nói chuyện hoặc thảo luận công việc

– Trong khi nghe bạn cũng nên chêm vài câu cảm thán để thể hiện sự quan tâm đến vấn đề. Ví dụ như: thật là tuyệt vời, kế hoạch này tuyệt quá,… Đó cũng là cách người Nhật tạo sự chú ý cho cuộc nói chuyện.

Xem thêm: Tại sao người Nhật không xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm?

11. Đừng quên nói cảm ơn và cúi chào. Du học sinh cần học tập văn hóa cúi đầu của người Nhật khi giao tiếp

Các bạn du học sinh nên học tập văn hóa cúi đầu của Nhật Bản
Văn hóa cúi đầu của Nhật Bản

Hãy luôn nói lời cảm ơn khi bạn được nhận một món đồ từ người khác. Người Nhật luôn nói câu cảm ơn mọi lúc mọi nơi. Vì vậy hãy thể hiện để bạn nhận được sự tôn trọng cũng như quan tâm của người Nhật. Cúi chào người lớn tuổi là một phép tắc quan trọng mà bạn nên nhớ.

12. Đừng quên làm sạch cơ thể khi vào bồn tắm công cộng

Nhà tắm công cộng tại Nhật Bản
Nhà tắm công cộng tại Nhật Bản

Bồn tắm công cộng và suối nước nóng có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy nếu muốn trải nghiệm nét văn hóa này điều đầu tiên bạn cần nhớ là tắm vòi sen ở một khu riêng sau đó mới bước vào bồn tắm.

13. Không chụp ảnh, quay phim khi chưa được phép. Du học sinh cần chú ý khi đi tham quan tại Nhật Bản

– Là quê hương của các nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng, nên chụp ảnh là một phần văn hóa của người Nhật. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn chỉ cần giơ máy ảnh lên và bấm nút. Tại Nhật Bản, các bạn du học sinh phải luôn chú ý các dấu hiệu, biển báo cho biết nơi này có được phép chụp ảnh, quay phim hay không trước khi lấy máy ảnh ra chụp nhé.

Du học sinh cần nắm rõ quy tắc khi quay phim, chụp ảnh ở Nhật
Bạn cần nắm rõ quy tắc khi quay phim, chụp ảnh ở Nhật

– Ở các cửa hàng buôn bán truyền thống, viện bảo tàng, bên trong đền thờ hầu như đều cấm quay phim, chụp ảnh. Nếu chụp người, trước tiên bạn phải xin phép để nhận được sự đồng ý.

14. Không vứt rác bừa bãi. Cần tuân thủ quy định của Nhật Bản khi đến đây du học

Các bạn du học sinh nhớ phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định khi học tập tại Nhật
Phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định

Nhật Bản rất khắt khe với việc vứt rác, việc xả rác bừa bãi có thể bị phạt rất nặng và thậm chí ngồi tù. Nếu bạn không tìm thấy thùng rác xung quanh thì bạn hãy bỏ rác vào túi để mang về nhà. Đây cũng là cách người Nhật hay làm để bảo vệ môi trường.

Là một du học sinh học tập tại đất nước Nhật Bản, việc tôn trọng tất cả các quy tắc của người Nhật là việc hết sức cần thiết. Thông qua bài viết này, TAMAGO hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Nhật Bản để thích nghi và học tập thật tốt tại “xứ Phù Tang”.

Cảm nghĩ của bạn về bài viết
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Mã QR chia sẻ bài viết này
QR: Du học Nhật Bản và những điều du học sinh cần ghi nhớ
Tìm thông tin du học Tìm khóa học Đăng ký tư vấn Liên hệ Zalo Liên hệ Messenger Tìm đường
Website TAMAGO sử dụng cookie hoặc các công nghệ tương tự, để nâng cao trải nghiệm của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web, bạn đã đồng ý với các điều khoản của chúng tôi.